0

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? | Safe and Sound

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn được chuyên gia tâm lý cho biết là một dạng rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Nhiều người mắc hội chứng này chỉ đơn thuần nghĩ rằng mình bị mất ngủ, trong khi rối loạn này có thể trở thành mãn tính.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (Delayed Sleep Phase Disorder – DSPD) là tình trạng ngủ trễ tối thiểu 1 – 2 tiếng mỗi đêm, bắt nguồn từ sự rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ. Rối loạn nhịp sinh học là hiện tượng nhịp sinh học của một người bị gián đoạn. Chuyên gia tâm lý nhận định rằng, lúc này, “đồng hồ bên trong cơ thể” không tự điều chỉnh chu kỳ 24 giờ cho những quá trình sinh học một cách hợp lý. Ví dụ một người bình thường sẽ thức dậy lúc 6-7 giờ sáng và buồn ngủ vào 10-11 giờ đêm, trong khi người mắc chứng DSPS có nhịp sinh học trễ hơn, “đồng hồ” của họ có thể bắt đầu ngày mới vào 11-12 giờ trưa và kết thúc vào 3-4 giờ sáng, thời điểm tỉnh táo nhất của họ lại rơi vào 7-12 giờ tối. Dù rất mệt mỏi, bệnh nhân vẫn không thể đi ngủ sớm hơn. Kết quả là sáng hôm sau, người bệnh phải vật lộn “đấu tranh” với chính mình để thức dậy đúng giờ. Theo chuyên gia tâm lý, tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập và năng suất lao động.

Trên thực tế, những người bị rối loạn giấc ngủ trì hoãn hoàn toàn khác với “cú đêm”. Chuyên gia tâm lý cho biết, nếu “cú đêm” chủ động lựa chọn “ngủ trễ” để thực hiện những điều họ muốn xuyên màn đêm thì những người mắc rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn chỉ đơn giản là buộc phải ngủ trễ (ngay cả khi cơ thể đã quá mệt mỏi) vì sự xáo trộn của đồng hồ sinh học.

Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh rằng, khi cần điều chỉnh thói quen ngủ bình thường trở lại, “cú đêm” hoàn toàn có thể linh hoạt thích ứng. Trong khi đó, các bệnh nhân thường chật vật để ngủ sớm hơn và thức dậy đúng giờ.

2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn

2.1. Khó chìm vào giấc ngủ

Ảnh 1: Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là tình trạng người bệnh ngủ trễ tối thiểu 1 - 2 tiếng mỗi đêm

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn khiến bệnh nhân khó chìm vào giấc ngủ. Thói quen ngủ trễ này xuất phát từ việc đồng hồ sinh học luôn nhắc nhở rằng bạn chưa được ngủ ngay, bạn cần thức thêm chút nữa. Thông thường, người bệnh hầu như không thể ngủ được trước 12 giờ đêm, thậm chí, họ chỉ có thể chợp mắt vào 2 – 6 giờ sáng.

2.2. Khó thức dậy đúng giờ

Vì thường xuyên ngủ muộn nên bệnh nhân vướng phải nhiều khó khăn nếu phải thức dậy sớm hoặc thức dậy đúng giờ. Đồng hồ sinh học không còn đánh thức bạn như bình thường. Do đó, bạn vẫn có thể ngủ say sưa, ngon lành vào buổi sáng hay buổi trưa.

2.3. Buồn ngủ, ngủ ngày nhiều

Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh luôn cảm thấy vô cùng buồn ngủ vào ban ngày, khi bản thân cần tỉnh táo, tập trung học tập, làm việc. Thế nên, họ hay lơ đãng, không chú ý, kém tập trung, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và năng suất lao động.

Ngay cả khi cố gắng ngủ sớm, chuyên gia tâm lý cho biết, chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn cũng khiến họ không thể ngủ ngon và sâu giấc như bình thường. Hậu quả là vào sáng hôm sau, bạn vẫn tiếp tục mệt mỏi, căng thẳng.

: Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound